Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó hoạt động quảng cáo, tiếp thị ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh và đã góp phần làm đổi thay từng bước diện mạo của nền kinh tế và văn hóa Việt Nam.
Cuối tuần qua, “Hội nghị Tổng kết Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết” đã được tổ chức tại Hải Phòng. Luật Quảng cáo được Quốc hội thông qua năm 2012 đã từng bước đưa các hoạt động quảng cáo đi vào quy củ. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Luật cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần được xem xét điều chỉnh, trong đó có vấn đề ngôn ngữ quảng cáo.
Giao tiếp của mọi ngôn ngữ luôn hướng tới tính chuẩn mực. Chúng ta thường nói nhiều tới chuẩn ngôn ngữ, chuẩn tiếng Việt (chuẩn từ ngữ, chuẩn chính tả, chuẩn nghi thức…). Chuẩn thực chất là một sự lựa chọn. Khi ngôn ngữ đang tồn tại nhiều biến thể thì vấn đề chuẩn hóa đặt ra. Đó là lựa chọn tìm một (hoặc một số – lưỡng khả, tam khả, đa khả) biến thể hợp lý nhất (“Chuẩn thực hiện sự thống nhất của ngôn ngữ, nhưng sự thống nhất ở đây không bài trừ tính đa dạng”, Hoàng Phê, Tuyển tập ngôn ngữ học, trang 493). Công cuộc chuẩn hóa đã và đang được các nhà Việt ngữ học thực hiện trong những năm vừa qua. Ngôn ngữ quảng cáo là một mặt biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân. Vậy ngôn ngữ quảng cáo có cần chuẩn không?
Hoàng Phê từng nói rằng: “Chúng ta không dùng ngôn ngữ ở dạng tồn tại tự nhiên, mà ở dạng có tác động có ý thức của con người để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, hiểu văn hóa với nghĩa rộng. Tức là chúng ta sử dụng ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ văn hóa, chúng ta sử dụng tiếng Việt văn hóa. Nói trau dồi tiếng Việt, chuẩn hóa tiếng Việt, thì phải ngầm hiểu rằng đây là tiếng Việt văn hóa” (Hoàng Phê, sách đã dẫn, trang 491). Ngôn ngữ quảng cáo là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt văn hóa.
Nói như vậy, ta phải xem xét quảng cáo dưới góc độ ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng quảng cáo là một hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Trước hết, về mặt pháp lý, ngôn ngữ quảng cáo cũng phải tuân thủ Luật Quảng cáo của Việt Nam. Điều 8 của luật này, quy định rõ 16 khoản bị “cấm trong hoạt động quảng cáo”. Trong đó có một số khoản cấm liên quan trực tiếp đến vấn đề ngôn ngữ: “8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”. “11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/ngon-ngu-quang-cao-co-chuan-hoa-duoc-khong-n20220627075212487.htm
bảng hiệu miền trung
Trả lời